Hoa lan tỏi là một loại cây leo thân gỗ có hoa rất đẹp. Nó thường được dùng để trang trí trên bờ tường, hàng rào, cột cổng, ban công hoặc mái nhà. Bên cạnh đó, loài cây này có có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của con người.
Giới thiệu hoa lan tỏi
Hoa lan tỏi không phải là một loại hoa lan rừng mà là một loại cây dây leo có mùi phát ra như mùi của củ tỏi. Tên khoa học của nó là Mansoa alliacea hoặc garlic vine. Ngoài tên hoa lan tỏi nó còn có tên gọi là dây ánh hồng.
Ý nghĩa phong thủy của hoa lan tỏi
Loại cây cảnh mang lại nhiều may mắn và thu hút tài lộc cho gia chủ, nhất là những người làm nghề kinh doanh lớn. Đồng thời cây còn giúp cải thiện tình cảm vợ chồng đầm ấm, hòa thuận.
Công dụng chính của hoa lan tỏi
Cây lan tỏi vừa mang lại cảnh đẹp cho vườn nhà vừa giúp thanh lọc không khí, mang đến không gian sống trong lành, mát mẻ.
Do lá cây có mùi tỏi khá nồng nặc nên cây còn có công dụng đuổi rắn và các loại côn trùng khác.
Ngoài ra, cây còn được sử dụng làm thuốc chữa các chứng đau nhức xương khớp, bổ thận và ngăn ngừa rôm sảy ở trẻ nhỏ.
Cách chăm sóc cây ánh hồng
Cây hoa ánh hồng có thân leo hóa gỗ nên rất khỏe mạnh, ít sâu bệnh, chịu khắc nghiệt rất tốt, đặc biệt cây phù hợp khí hậu nhiệt đới:
Ánh sáng:
Cây hoa ánh hồng ưa thích ánh nắng, sáng hoàn toàn. Trồng nơi cớm nắng cây phát triển chậm, ít hoa. Nên trồng cây ở nơi rộng rãi, thoáng gió để đỡ sâu bệnh. Nơi có chỗ gác dựa làm điểm tựa.
Nhiệt độ:
Cây hoa ánh hồng ưa thích nhiệt độ trung bình và cao, nếu rét quá cây sẽ rụng lá và chuyển sang trạng thái ngủ đông.
Độ ẩm:
cây ưa ẩm trung bình
Đất trồng:
Cây hoa ánh hồng dễ tính nên không kén đất. Cây có thể sống trên nhiều loại đất, đất xấu thì cây lớn chậm và hay bị rụng lá. Đất thích hợp với ánh hồng là thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và nhiều mùn. Đất trồng ánh hồng nên chứa đất thịt.
Tưới nước:
thuộc cây thân gỗ, lượng lá vừa phải nên nhu cầu nước tưới của ánh hồng cũng không nhiều. Chỉ nên tưới khi thấy đất trên mặt hơi khô. Nếu trồng dưới đất vào mùa mưa không phải tưới. Mùa nắng hoặc khô hanh thì tưới 1-2 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 2lit nước trở lên.
Bón phân: nếu có điều kiện thì bón phân điều độ hàng tháng cho cây. Nếu không thì bón thúc trước giai đoạn cây ra hoa.
Cây ánh hồng ra hoa ở nách lá. Nên sau mỗi đợt hoa tàn cần cắt tỉa bớt cành nhánh để cây mọc thêm nhiều nhánh mới, tăng khả năng ra hoa cho đợt sau.
Nếu trồng ánh hồng vào chậu thì nên chuyển chậu 2-3 năm/lần để bổ sung dinh dưỡng và thay đổi kết cấu đất. Nhân giống ánh hồng hiệu quả bằng cách giâm cành.
Xem thêm: TOP 333+ Hình Ảnh Hoa Anh Đào Nhật Bản Mong Manh Mà Rực Rỡ