Keo Giậu là giống cây được biết đến là dược liệu trị bệnh về đường tiêu hóa hiệu quả. Giống cây này hiện nay được trồng khá nhiều ở Việt Nam. Để có thêm thông tin về giống cây này có thể tham khảo bài viết dưới đây của shop hoa Hoa4mua .
Đặc tính nổi bật của cây Keo Giậu
Cây Keo Giậu có tên gọi khoa học là Leucaena glauca Benth. Loài cây này còn có tên gọi khác là cây Muồng, cây Bồ Kết Dại hay cây táo nhân. Đây là giống cây thuộc họ Trinh Nữ (Mimosaceae).
Đây là giống cây thân nhỏ với kích thước chiều cao trung bình khoảng 5 mét. Cây có đặc điểm vỏ thân có màu hơi nâu nhạt và hoàn toàn không có gai. Đặc điểm lá của cây là lá kép lông chim hai lần, với cuống có chiều dài khoảng 20 mm. Có khoảng từ 4 đến 8 đôi lá lông chim với lá chết khoảng 12 đôi, hình dáng lưỡi liềm. Đặc điểm cơ bản của hoa thường mọc thành cụm hoa ở phía nách lá, hoa của cây có màu trắng.
Cây cho quả với hình dáng dẹt màu nâu nhạt, kích thước chiều dài trung bình của quả khoảng từ 13 cm với kích thước chiều ngang 15 mm. Đặc điểm phía đầu của quả có mỏ thuôn hơi nhọn, bên trong chứa hạt có hình dáng dẹt, khi còn non có màu xanh nhưng sẽ chuyển sang màu nâu khi già. Mùa ra hoa của cây rơi vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 6, còn mùa quả vào tầm từ tháng 7 đến tháng 9 trong năm.
Nguồn gốc xuất xứ và phân bố cây Keo Giậu
Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, được nhân giống và thuần hóa cây trồng nhiều ở một số quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á. Loài cây này thường được tìm thấy mọc hoang dại ở nhiều nơi, nhưng ở một số vùng có nhân giống và trồng cây với mục đích làm hàng rào, hoặc làm nguồn thức ăn cho gia súc và vật nuôi trong nhà.
Công dụng của cây Muồng hữu ích
Theo nghiên cứu, cây có mùi thơm hơi bùi, và vị hơi đắng nhật, có tính bình với để sống thì mát. Có tác dụng rất tốt trong việc điều trị giun bằng các phương pháp đơn giản như dùng hạt tươi để ăn trực tiếp hoặc dùng hạt đã sơ chế, phơi khô rồi rang lên trên lửa. Sau đó dùng để tán bột pha nước uống có tác dụng rất tốt đối với trẻ em và người lớn trong việc trị giun.
Ngoài ra, ở một số vùng của Ấn Độ, các gia đình còn tận dụng vỏ cây Keo Giậu để làm dược liệu điều chế thuốc chữa bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Một số lưu ý khi dùng các bộ phận của cây Keo Giậu. Đây được xem là loài cây có lá chứa alcaloid leucenin, khi làm thức ăn cho các loài động vật như thỏ, lợn, ngựa nếu sử dụng nhiều sẽ dễ dẫn đến ngộ độc. Chính vì vậy mà trong quá trình thu hái lá làm mục đích cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc trong nhà chúng ta cần hết sức lưu ý vấn đề này.
=> Xem thêm: Hình ảnh cây Keo Acacia Saligna làm cảnh tạo bóng mát, gỗ chất lượng
Hình ảnh cây Keo Giậu làm dược liệu được ưa chuộng
Shop hoa tươi Hà Nội Hoa4mua hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với những ai có nhu cầu tìm hiểu về giống cây Keo Giậu. Đây là giống cây đặc biệt hữu ích đặc biệt là trong việc làm dược liệu trị chứng bệnh về tiêu hóa.