Cây Gai Cua là vị thuốc thân thảo nhỏ có mặt ở khắp nơi. Nói đến tác dụng của cây là vô vàn. Tuy nhiên nổi bật nhất là hạ sốt, trị bỏng, bệnh về da. Bài viết sau đây của shop hoa online Hoa4mua sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm thông tin đặc tính, ứng dụng của cây thuốc này.
Đặc tính chung của cây Gai Cua
Cây có tên khoa học là Argemone mexicana L. Thuộc họ Á phiện (Papaveraceae). Những tên gọi phổ biến khác là cây Cà Dại Hoa Vàng, cây Mùi Cua, cây Gai Ma hay cây Lão Thử Lặc.
Đặc tính của cây thuộc cây thân thảo nhỏ với kích thước chiều cao trung bình là khoảng 0,3 đến 0,5 mét. Cây có thân tròn và nhẵn, màu xám lục đặc trưng và có phân nhánh. Thân cây bên ngoài có mọc nhiều gai nhọn. Đặc điểm lá của cây là mọc ở trên cành hoặc mọc so le nhau sang hai bên thân cây. Hình dáng lá xẻ thùy sâu với đầu thùy nhọn sắc và không có cuống. Bẹ ôm lấy thân ở phía phần dưới gốc lá, đặc điểm gân lá cây Gai Cua màu trắng.
Loài cây này có cho hoa vào tháng 3 hàng năm và kéo dài mùa hoa đến hết tháng 5. Đặc điểm hoa cây có màu vàng tươi và thường mọc đơn độc ở đầu cành. Mỗi bông hoa có 6 cánh với 3 lá đài phía bên trong có chỉ nhị ngắn màu đỏ ở đầu nhụy hoa. Cây cho quả nang với xung quanh bao phủ bởi gai dài nhọn. Bên phía trong quả có hạt màu đen hơi dẹt. Trong quá trình phát triển, quả sẽ chính và tự động bung vỏ ra rồi sau đó phát tán hạt vào nền đất. Đây cũng là điều kiện tiền đề giúp cho các cây non nảy mầm và phát triển chu kỳ tiếp theo.
Nguồn gốc, phân bố chủ yếu cây Gai Ma
Cây có nguồn gốc phân bố nhiều ở các nước thuộc Châu Mỹ. Ngoài ra những vùng có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới cũng có nhiều giống cây này. Ở nước tại, cây cũng được tìm thấy mọc nhiều thành đám lớn ở các khu đất bỏ hoang hoặc dọc đường đi. Ngoài ra ở các vùng ven đê hay sườn đồi cũng có thể quan sát và nhận biết ra loại cây này. Chúng thường phát triển mạnh mẽ ở những nơi nhiều ánh sáng và ẩm ướt. Cây phân tán và nhân giống bằng hạt nên mọc và phân bố rất nhiều tại Việt Nam.
Công dụng cây Gai Cua dùng trong y dược
Theo Đông Y cây có tác dụng dược lý rất tốt đối với hệ hô hấp và kháng khuẩn. Ngoài ra loài cây này còn có khả năng tiêu diệt nấm phát triển trong các cây đậu thông thường. Ở một số quốc gia trên thế giới, cây Gai Cua có nhiều tác dụng rất tốt trong việc điều chế dược liệu chữa bệnh.
– Tại Nepal, rễ cây được dùng để tán thành thuốc giúp hạ sốt, quả dùng để chữa bỏng rất hiệu quả.
– Ở Ấn Độ cây Gai Cua được dùng để trị táo bón, trị rắn độc cắn hay các bệnh lý về da mãn tính. Nhiều bài thuốc quý thể hiện rõ công dụng của cây Gai Cua. Ví dụ như điều trị bệnh lậu, chữa phù nề hay bệnh vàng da, chữa trị bệnh nói ngọng, các bệnh liên quan đến mụn cơm hoặc chai chân,…. Tuy nhiên, trên thực tế loài cây này có tính độc. Chính vì vậy trước khi áp dụng chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ càng và cần lời khuyên của các chuyên gia y học.
=> Xem thêm: Công dụng cây Gấc giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Hình ảnh cây Gai Cua làm dược liệu
Shop hoa tươi Hải Phòng Hoa4mua hy vọng bài viết này đã mang đến những thông tin bổ ích cho bạn về cây Gai Cua. Đây thực sự là loại dược liệu hữu ích mà con người có thể khai thác.