Cây Đu Đủ Tía là vị thuốc nam được nhiều người biết đến. Những ứng dụng chủ yếu của giống cây này là dùng để điều trị trĩ. Cây có lượng độc tố nhất định nhưng nếu sử dụng đúng liều lượng sẽ vô cùng hữu dụng. Shop hoa đẹp Hoa4mua sẽ chia sẻ cho bạn những công dụng, đặc tính riêng của giống cây này để có thể nhận biết dễ dàng.
Khái quát đặc tính chung của cây Đu Đủ Tía
Đu Đủ Tía còn được biết đến với tên gọi khác là cây Thầu Dầu, Đu Đủ Dầu. Cây có tên khoa học là Ricinus communis L. Giống cây này thuộc họ Thầu Dầu.
Cây thuộc dạng thân thảo hoặc cũng có thể lá cây bụi mọc hoang. Chiều cao của cây có thể đạt tới 5m với điều kiện phát triển phù hợp. Thân cây đặc tính nhẵn và được phủ bên ngoài bởi bột sáp. Cây thường sắc xanh lá, xanh xám hay đỏ tím. Thân cây rỗng và tròn với nhiều cành nhỏ với những lá mọc phân chia đều hai bên.
Phiến lá cây to và có sắc tía, lá rộng có thể lên tới 40cm hoặc to hơn. Mỗi phiến lá sẽ được chia từ 7 đến 11 thùy, hình trứng thuôn hay giống như hình ngọn giáo. Đặc tính mép lá có răng cưa và gân nổi rõ. Cuống lá dày và thậm chí có thể dài lên tới 40cm.
Hoa của cây mọc thành cụm và phát triển ở vùng ngọn hay nách của lá. Hoa mọc tạo thành chùy với đài có hình tam giác, bao phủ nhiều lông. Cây có hoa đực và hoa cái. Những hoa đực sẽ có thùy dạng bầu dục, có chứa rất nhiều nhụy hoa. Hoa cái sẽ có hình chóp hay bầu dục. Bao phủ bên trên hoa cái là rất nhiều chóp lá.
Cây cho quả nang và có hình trứng. Mỗi quả sẽ dài ừ 1,5cm đến 2,5cm. Quả có sắc màu lục hay tím nhạt, đặc tính có những gai mềm và bên trong có 3 hạt. Hạt của quả hình bầu dục và nhẵn sắc nâu xám. Hạt sẽ có những vân đỏ hoặc màu nâu đen. Mùa hoa của cây là vào tháng 3 cho đến tháng 7. Cây kết quả từ tháng 4 cho đến tháng 8.
Phân bố và nguồn gốc của cây Thầu Dầu Tía
Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Ai Cập và ở Ethiopia. Cây được du nhập và phát triển ở nhiều nước như Brazil, Argentina, Hoa Kỳ và Thái Lan. Cây hiện này có rất nhiều ở những nước nhiệt đới hay những vùng có khí hậu ấm áp.
Tại Việt Nam cây phát triển và mọc ở khu vực rừng núi Tây Bắc. những tỉnh như Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình có rất nhiều cây Đu Đủ Tía. Cây sẽ có ít ở những vùng đồng bằng hay những tỉnh miền Nam.
Ứng dụng và lợi ích mang lại của cây Đu Đủ Tía
Giống cây này được thu hái và sử dụng phần lá, thân và hạt để làm dược liệu, thuốc trị bệnh. Người ta thu hái lá cây quanh năm sau đó sơ chế bằng cách phơi khô hoặc dùng tươi. Hạt của cây thì được thu hái vào khoảng tháng 5 cho đến tháng 6. Hạt cây dùng để ép dầu sử dụng.
Phần lá của cây dùng để thoa hay đắp ngoài trị bệnh. Lưu ý dầu của hạt ép ra không được uống.
Những ứng dụng trị bệnh của cây có thể kể đến đó là:
– Điều trị tình trạng sa tử cung và sa trực tràng.
– Trị liệt thần kinh mặt nhanh chóng.
– Dùng cho người bị sót nhau thai sau sinh, người đẻ khó.
– Trị bệnh trĩ hữu ích.
Lưu ý: phần hạt của cây có chất độc Ricin nên không được uống dầu ép từ hạt. Khi dùng nên cần lưu ý. Ngộ độc ricin có thể gây tử vong nhanh chóng.
=> Xem thêm: Công dụng cây Đu Đủ hữu ích – Giống cây ăn quả, trị bệnh, làm đẹp da.
Hình ảnh cây Đu Đủ Tía – Dược liệu hữu ích
Cây Đu Đủ Tía mọc rất nhiều ở nước ta. Những ứng dụng của cây chủ yếu là vị thuốc trị bệnh. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về giống cây này, nhanh chóng liên hệ với shop hoa tươi Hồ Chí Minh Hoa4mua để các chuyên gia của chúng tôi tư vấn và giải đáp những băn khoăn của bạn.