Cườm Thảo vốn dĩ là cây mọc hoang và hiện nay được trồng ở rất nhiều nơi. Trên thị trường bạn có thể thấy người ta bán thành bó dày với lá cam thảo. Đây là giống cây thuốc hữu ích nhưng trong thành phần có độc bởi vậy nên việc sử dụng cần có chỉ định, liều dùng thích hợp. Những thông tin hữu ích trong bài viết này của shop bán hoa tươi Hoa4mua về loài cây này sẽ giúp bạn hiểu thêm về cườm thảo.

Khái quát đặc tính nổi bật của cây Cườm Thảo

Cườm Thảo còn gọi là Cam Thảo Dây, Cườm Thảo Đỏ, Tương Tư Đằng. Đây là giống cây dây leo và nằm trong họ Đậu. Cây có tên khoa học được gọi là Abrus precatorius L. Nó là cây dây leo có càng nhỏ. Thân cây có rất nhiều xơ. Phiến lá hình dạng kép lông chim và có cuống chung ngắn. Phiến lá chét có hình chữ nhật. 

Cây cho hoa sắc hồng mọc thành từng chùm ở đầu cành hay ở những kẽ lá. Hoa có cánh dạng cánh bướm. Quả của cây thon dài và trên bề mặt có lông. Hạt trong quả có hình trứng, vỏ cứng, sắc đỏ và bóng. Loài cây này có độc tính. Đặc biệt chỉ vài hạt của cây có thể gây chết người.

cuom thao
Cây Cườm Thảo có hạt độc, sắc đỏ cam đẹp mắt

Phân bố và nguồn gốc Cườm Thảo, Dây Cam Thảo

Dây Cảm Thảo là cây liên nhiệt đới. Giống cây này mọc hoang ở rất nhiều vùng rừng còi, rừng thưa từ khu vực trung du cho tới đồng bằng. Nó cũng có nhiều ở các vùng ven biển. Ở Việt Nam cây mọc hoang khá nhiều. Bên cạnh đó nó cũng được trồng với nhiều công dụng. Những nơi có thể gặp nhiều đó là các tỉnh ở miền Trung, khu vực từ Huế đến Ninh Thuận. Người ta đặc biệt thu hái phần rễ, dây và lá của cây vào mùa thu đông. Nó được dùng tươi hay phơi khô để làm dược liệu.

Công dụng và lợi ích của cây Cườm Thảo, Dây Cam Thảo được nhiều người biết đến

Cườm Thảo được biết đến nhiều với công dụng trị bệnh. Với liều lượng phù hợp cây sẽ cho công dụng trị bệnh hiệu quả. Nên tránh sử dụng hạt của cây vì nó có độc tính cao có thể gây ngộ độc. Cườm Thảo được chỉ định điều trị những chứng bệnh: 

– Phần dây cam thảo được sử dụng để điều hòa nhiều vị thuốc. Nó cũng được dùng để trị ho, trị cảm.

– Hạt của cây được dùng để tiêu viêm hay sát khuẩn, đắp điều trị mụn nhọt. Hạt cũng có thể dùng làm thuốc tẩy, gây nôn. Nó được ứng dụng nhiều trong những bệnh rối loạn thần kinh của gia súc.

– Phần lá cây có thể dùng để trị độc do bị rắn cắn. Phần lá kết hợp rễ điều trị đau mắt

– Hạt của cây ít được dùng vì có độc. Tuy nhiên nó được một số nơi dùng làm đồ trang sức. Tuy nhiên việc này vẫn khá nguy hiểm. Nhiều trường hợp khoan lỗ hạt bị đâm vào tay.

cuom thao
Cây Cườm Thảo được sử dụng làm dược liệu trị bệnh

=> Xem thêm: Công dụng cây Cùm Rụm làm đẹp cảnh quan, chữa bệnh hữu ích.

Hình ảnh cây Cườm Thảo dược liệu

Cây dược liệu này nhiều người có thể chưa biết đến. Cùng ngắm một số hình ảnh hoa, quả và hạt của cây dược liệu nhiều công dụng này.

cuom thao
Cây Cườm Thảo thuộc giống cây dây leo
cuom thao
Cây Cườm Thảo cho hoa khá đẹp mắt, sắc hồng nổi bật

Những thông tin về đặc tính, phân bố và công dụng của Dây Cam Thảo trong bài viết này của shop hoa tươi Sóc Trăng hy vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Những thắc mắc về giống cây dược liệu này có thể liên hệ với Hoa4mua để nhận được tư vấn. 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0905.22.77.66